Bến Tre, Hợp tác “4 Nhà”: Trong tìm kiếm giải pháp phát triển cây trồng bền vững do hạn mặn

  • Thứ năm, 19:17 Ngày 18/06/2020
  • Ngày 11-6, UBND tỉnh Bến Tre tổ chức hội thảo Giải pháp khắc phục thiệt hại cho cây trồng trước- trong và sau hạn mặn năm 2020”. Có trên 300 đại biểu của “4 nhà” gồm: Nhà nước – Nhà Khoa học, Nhà Doanh nghiệp – Nhà Nông.

    Đến dự có ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Ủy, ông  Bùi Văn Lâm, Tỉnh Ủy viên, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; đại diện các sở ban ngành liên quan; Viện Nghiên cứu Cây ăn quả Miền Nam; Hội nông dân, câu lạc bộ nhà nông, nông dân sản xuất giỏi các huyện thị thành trong tỉnh. Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương (Biwase), đơn vị hỗ trợ chính về phân bón cho nông dân khôi phục sản xuất theo hướng Nông nghiệp hữu cơ bền vững.


    Ông Trần Ngọc Tam, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy (thứ 3 từ phải sang) tặng  bằng khen cho Ban lãnh đạo Công ty Biwase về thành tích hỗ trợ tỉnh Bến Tre khắc phục hạn mặn, khôi phục cây trồng trước trong và sau hạn mặn

    Tham luận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Diễn biến thời tiết ngày càng khốc liệt và kéo dài, nước mặn xâm nhập sâu, lan rộng ra toàn tỉnh, có thời điểm nước mặn đo được trên các sông lên trên 10 phần ngàn. Ước thiệt hại trên cây trồng và vườn cây ăn trái đến nay trên 1.243 tỷ đồng. Nhiều loại cây trong vùng nhiễm mặn dù chưa có biểu hiện ảnh hưởng như cây dừa nhưng chắc chắn sẽ bị tác động lớn. Trong khó khăn đã nhiều nhà nông, tổ hợp tác tiếp thu tốt và ứng dụng sáng tạo thông tin tuyền truyền, phát triển nhiều mô hình mới, thích ứng tốt với điều kiện khắc nghiệt.

    Quá trình khảo sát tìm giải khắc phục thiệt hại trên cây trồng trước biến đổi khí hậu, Hội Nông dân tỉnh đã phát hiện bên cạnh nhiều vườn cây bị thiệt hại do nhiễm mặn vẫn có những vườn cây xanh tốt, phát triển và cho trái bình thường. Trong đó có nhiều loại cây có giá trị kinh tế cao nhưng rất nhạy cảm với thời tiết như: Sầu Riêng, Chôm Chôm, Măng Cục... Hiện các chủ vườn đang thu hoạch với năng suất, chất lượng đạt 90% so với bình thường, dù đang nằm trong vùng nhiễm mặn cao! Kết quả này là do trước đó chủ vườn đã sử dụng phân bón hưu cơ Con Voi Bình Dương tỷ lệ 10 tấn/ha theo quy trình Nông nghiệp Hữu cơ chất lượng cao do cán bộ kỹ thuật Công ty cổ phần Nước- Môi trường Bình Dương hướng dẫn.

    Ông Lao Văn Trường, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh phát biểu: “Qua khảo sát của Hội Nông dân các cấp cho thấy các nhà vườn sử dụng phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương kết hợp quy trình sản xuất hữu cơ như tủ gốc, tăng cường sức đề kháng cho cây trồng thì các vườn cây vẫn xanh tốt, ra hoa, kết trái như bình thường dù đang trong vùng bị nhiễm mặn cao. Tới đây khi mưa xuống sẽ tiếp sức cho các vườn cây này tiếp tục phát triển”.

    Các tham luận của các nhà khoa học và nhà nông có chung góc nhìn: Hạn mặn, diễn biến thời tiết cực đoan sẽ tiếp tục tái diễn. Bên cạnh các giải pháp công trình, quy hoạch do nhà nước triển khai thì nhà nông cần chủ động chuyển đổi giống, cây trồng phù hợp với từng vùng đất. Quá trình canh tác cần bám sát diễn biến thời tiết, thường xuyên đo độ mặn để có kế hoạch ứng phó kịp thời. Nền tảng nông nghiệp hữu cơ kết hợp ứng dụng công nghệ cao vào trong sản xuất là giải pháp vừa phù hợp tự nhiên vừa giúp cây trồng phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cây trồng bền vững trước diễn biến thời tiết cực đoan và đổi khí hậu.


    Vườn sầu riêng ông Huỳnh Văn Bò (Tư Bò), tổ 2, ấp Bình An, xã Hoàng Nghĩa, huyện Chợ Lách phát triển, cho trái bình thường dù đang trong vùng nhiễm mặn nhờ trước đó sử dụng phân bón hữu cơ Con Voi Bình Dương và quy trình canh tác hữu cơ.

    Các nhà khoa học cũng khuyến cáo: Trong quá trình xử lý giải mặn, phục hồi vườn cây theo quy trình Nông nghiệp Hữu cơ, tuyệt đối không sử dụng thuốc, hóa chất để phòng ngừa nấm bệnh. Vì thuốc, hóa chất sẽ tiêu diệt “sự sống” trong đất, tiếp tục gây mất cân bằng sinh thái, không phù hợp với đặc điểm Nông nghiệp Hữu Cơ.


    Cần duy trì sự sống cho cây trong thời gian nhiễm mặn bằng cách tưới phun sương trên lá vào buổi sáng

    Ông Nguyễn Văn Thiền – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nước – Môi trường Bình Dương Biwase chia sẻ: Nông nghiệp hữu cơ là xu hướng tất yếu trước diễn biến thời tiết cực đoạn và biến đổi khí hậu. Biwase là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về Nước sạch và Môi trường nên rất ổn định về nguồn nguyên liệu cũng như giá thành. Phân bón Con Voi Bình Dương đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp phép lưu hành toàn quốc. Mô hình Nông nghiệp hữu cơ sử dụng phân bón Con Voi Bình Dương đã cho kết quả rất tốt trên các vườn cây ăn trái, cây công nghiệp, cây lúa từ Miền Trung, Tây Nguyên, đến Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sản lượng phân bón hiện nay do Biwase sản xuất đã đạt ngưỡng công suất. Nhưng trước tình hình nhiễm mặn ngày càng lan rộng và khó khăn của nông dân tỉnh nhà, Biwase quyết định hỗ trợ bà con nông dân theo hướng trả chậm để góp phần giảm thiểu khó khăn, đồng thời chứng minh hiệu quả của phân bón Hữu cơ Con Voi Bình Dương đối với cây trồng và nền nông nghiệp hữu cơ.  Biwase đến đây không vì mục tiêu kinh doanh mà vì nghĩa vụ và trách nhiệm xã hội và sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp hữu cơ!

    Phát biểu kết luận hội thảo, ông Trần Ngọc Tam, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy bày tỏ tình cảm và cảm ơn Ban tổ chức đã kịp thời tổ chức hội thao tìm giải pháp ứng phó hiệu quả, lâu dài với diễn biến thời tiết cực đoạn. Tham luậ của nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp tại hội là rất thiết thực, đúng chủ trương của tỉnh là phát triển xanh, sạch, hữu cơ, chung sống hòa bình với thời tiết và biến đổi khí hậu. Hợp tác “4 Nhà” gồm Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà Doanh nghiệp – Nhà nông trong nâng cao chất lượng và giá trị nông sản trên thị trường; ứng phó với thời tiết cực đoạn, triển kinh bền vững đã được chứng minh hiệu quả. Tỉnh Bến Tre kiến nghị  Chính phủ các bộ ngành cho chính sách miễn giảm thuế cho doanh nghiệp, nông dân bị ảnh hưởng hạn mặn; đồng thời có cơ chế ưu đãi về vốn vay, ưu đãi lãi suất, thuế nhằm giúp tỉnh Bến Tre nói riêng và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long khắc phục tốt hậu quả hạn mặn hướng đến phát triển bền vững.

    Duy Chí

    TOP