Trong bối cảnh toàn cầu hóa, với sự phát triển như vũ bão của KH&CN đã hình thành nên nền kinh tế tri thức. Sự phát triển CNTT, tạo nên nền kinh tế phẳng, đã không còn bất cứ giới hạn nào? Tất cả các thông tin được truyền đi một cách nhanh chóng, xuyên không gian, vượt thời gian, với tốc độ ánh sáng trong môi trường số, đã có những tác động đáng kể. Theo các chuyên gia Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới WIPO, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và có nhiều tác động khó lường, ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo trên toàn cầu, nhưng chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam năm 2021, 2022 xếp hạng thứ 44. đây là một nỗ lực rất lớn, và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã trở thành một trong những yếu tố then chốt, quyết định năng lực cạnh tranh và sự phát triển kinh tế của một quốc gia. Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo đã trở thành động lực quan trọng để phát triển kinh tế trong giai đoạn mới và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trong nền kinh tế ở nhiều lĩnh vực.
Nhận thấy tầm quan trọng của khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nhằm thúc đẩy chương trình ở cấp vĩ mô, Chính phủ đã có Quyết định số 844/QĐ - TTg ngày 18 tháng 5 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến năm 2025”.
Buổi toạ đàm “ Thấu hiểu thị trường – Khởi nghiệp thành công”.
Đề án đã tạo nên một tác động rất lớn đến hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam. Tiếp theo đó, việc phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là hết sức cấp thiết, Chính phủ đã có Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30 tháng 10 năm 2017 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, đây là những chính sách của chính phủ liên quan đến hoạt động khởi nghiệp sáng tạo. Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến hầu hết mọi khía cạnh của cuộc sống cá nhân người tiêu dùng, buộc mọi hoạt động cũng phải đổi mới sáng tạo, phản ứng nhanh để thích ứng với xu hướng và cách thức tiêu dùng mới của người dân. Vì vậy “ Thấu hiểu thị trường” là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp. Buổi toạ đàm “ Thấu hiểu thị trường - khởi nghiệp thành công” hội tụ đầy đủ 4 nhà: Nhà nước, nhà trường, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp đã cho nhiều góc nhìn của hoạt động khởi nghiệp sáng tạo.
Ông Phạm Hồng Quất - Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ -Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: “đây là sự kiện kết nối giữa giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ tạo ra những đột phá về đổi mới sáng tạo. Thế giới đang thay đổi, đã không cần xây dựng nhà máy, nhà xưởng, thiết bị hiện đại, mà có một thế hệ doanh nhân số, khai thác triệt để hiệu quả nhất trên công nghệ số với những công nghệ đang có, ứng dụng công nghệ thông minh, để tận dụng các tài sản trí tuệ, nhằm tạo giá trị khác biệt và nắm bắt giá trị đó. Nên ngành giáo dục cũng phải chuyển đổi mình, để giúp cho các địa phương quốc gia, hình thành khu đổi mới sáng tạo – nơi ươm tạo ra các dự án khởi nghiệp sáng tạo, nơi ươm tạo ra các doanh nhân công nghệ thời đại mới, chúng ta gọi vốn không phải xây dựng nhà máy, mà các dự án công nghệ gắn với mô hình kinh doanh mới. Uber, grap không có một xe taxi nhưng vẫn cung cấp dịch vụ vận chuyển xe taxi hiệu quả tạo ra giá trị hàng tỷ đô - la, Facebook 5 tỷ người tham gia đưa tất cả chất xám trí tuệ lên đó góp cho mô hình kinh doanh mới. Công nghệ là phương tiện để hiện thức hoá các mô hình kinh doanh mới, vì vậy cơ sở giáo dục hiện nay, không chỉ tạo ra con người tạo ra công nghệ, mà biến công nghệ ấy thành tiền, phải biết khai thác tối đa các mô hình kinh doanh sáng tạo, chúng ta tận dụng tối ưu các nguồn lực sẵn có, không cần gọi vốn để xây dựng nhà xưởng hiện đại, mà bằng trí tuệ sáng tạo của mình để chúng ta có thể vươn lên và đây là thời điểm vàng để chúng ta bứt phá và ngành giáo dục chúng ta, đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thầy thay đổi tư duy thì trò mới thay đổi theo, thầy thay đổi giáo trình, thì trò sẽ biết cách tiếp cận mới, nhà trường mở cửa mời các doanh nhân thành đạt vào chia sẻ câu chuyện, con người thật việc thật, giúp trò biết cách làm theo, học đi đôi với hành. Hiện giờ tư duy đồng sáng tạo rất phổ biến ở các nước Asian, Singofore.. cả thầy và trò cùng học hỏi lẫn nhau và cần đưa chương trình ngay từ phổ thông không chỉ đại học. Theo ông việc đưa một số môn học về khởi nghiệp bắt buộc vào chương trình đào tạo là hết sức cần thiết và sẽ sẵn sàng đồng hành cùng với chương trình;
Theo Bà Lê Thị Thanh Tâm Trưởng Ban đối ngoại - Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết để chuẩn hoá đội ngũ đào tạo các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục, thì yêu cầu cần có các tiêu chí, tiêu chuẩn cho giảng viên đứng lớp, tối thiểu phải là người đào tạo môn khởi nghiệp có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, chứng chỉ về sở hữu trí tuệ hoặc chứng nhận tham gia khoá đào tạo về quản trị tài sản trí tuệ vì chính bản thân người đào tao phải là người có năng lực về chuyên môn thì mới có thể đào tạo lại cho người khác về lĩnh vực chuyên môn đó. Đây cũng là vấn đề thấu hiểu thị trường thấu hiểu những trăn trở của chính các nhà đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu thực tế đang mong muốn hiện nay.
Theo Ông Phạm Văn Quân, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Công nghệ Checkee băn khoăn: việc đào tạo các em học sinh sinh viên tham gia các cuộc thi khởi nghiệp. Nhưng, kết quả đạt giải sau đó, giải pháp sẽ đi về đâu? đó là một thực trạng. Ông cho rằng, có nên chăng đào tạo cho chính các thầy cô, các chuyên gia hỗ trợ mentor cho các cuộc thi ấy để duy trì ngọn lữa khởi nghiệp đưa giải pháp đạt giải có thể lưu thông trên thị trường tạo ra giá trị phục vụ giúp cho cuộc sống ngày càng tươi đẹp hơn.
Theo Nhà báo Đỗ Văn Hiếu - Chí Doanh Nghiệp và Hội Nhập cho biết: việc học lý thuyết trên ghế nhà trường, cần có sự phối hợp thực hành, trải nghiệm, tham quan thực tiễn, là một nội dung hết sức quan trọng, thông qua đó các em có thể cọ sát và tiếp cận được, các doanh nhân thành đạt, nhằm tạo động lực và kêu gọi nguồn vốn, cho hoạt động khởi nghiệp sáng tạo của các em học sinh sinh viên. Đồng thời tạo mối quan hệ cho các em với các doanh nhân thành đạt giúp các em có niềm tin vững vàng, hành trang khởi nghiệp chắc chắn khi trưởng thành.
Theo Ông Từ Minh Hiệu, Phó trưởng phòng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết: chương trình Toạ đàm là khởi đầu cho sự thay đổi tư duy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo là tập hợp hội tụ các nguồn lực của hệ sinh thái từ cơ sở giáo dục đào tạo, từ những cơ sở ươm tạo thúc đẩy phát triển kinh doanh, các nhà menter, cố vấn, huấn luyện viên, các nhà đầu tư và các thị trường ngồi lại với nhau, tạo nên một tổng thể các nguồn lực của hệ sinh thái, vậy nên việc hỗ trợ và tương tác với nhau rất quan trọng, trong đó giáo dục đào tạo là nơi tạo ra các hạt giống trong tương lai, là nhu cầu cấp thiết tạo nên hệ sinh thái bền vững và lâu dài. Nếu chúng ta chỉ chờ đợi quả ngọt sinh ra từ tự nhiên thì quá trình hình thành phát triển nên hệ sinh thái rất là lâu. Vì thế ngoài việc tạo ra môi trường thì gây giống và tạo ra các hạt giống tốt cũng cần được chú trọng. Đặc biệt trong đó có sự thay đổi tư duy từ phía lãnh đaọ nhà trường, từ các cấp cán bộ quản lý, từ các cán bộ trực tiếp tham gia huấn luyện đào tạo; Đổi mới sáng tạo mở là liên kết khai thác nguồn lực bên ngoài, bổ sung giải quyết các vấn đề bên trong, cần xây dựng liên kết các nguồn lực trong hệ sinh thái là vấn đề quan trọng.
Theo Ông Lê Kim Giao, Tổng giám đốc công ty chuyên về giáo dục STEM và ứng dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục - Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển giáo dục Hùng Vương cho biết: để hoạt động khởi nghiệp sáng tạo được bài bản, cần có sự đào tạo từ dưới lên ngay tại phổ thông, các bạn học sinh sẽ có được tư duy khởi nghiệp, đến khi trở thành sinh viên, các bạn sẽ có hành trang hành động đúng hướng thì khởi nghiệp mới thành công được. Đặc biệt đổi mới sáng tạo phải gắn liền với văn hoá kinh tế địa phương, phải thuấu hiểu chính thị trường địa phương mới có thể giúp cho hoạt động khởi nghiệp thành công.
Theo Ông Chu Bá Long, Phó chủ tịch, kiêm tổng thư ký, Chánh văn phòng Câu Lạc bộ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho biết: các chính sách của nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp KH&CN nơi là cầu nối thương mại hoá kết quả nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần quan tâm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ để đảm bảo yếu tố cạnh tranh bền vững. doanh nghiệp KH&CN được hỗ trợ miễn thuế, các chương trình thực hiện dự án, hoặc hỗ trợ kinh phí nhận chuyển giao công nghệ, hỗ trợ kinh phí đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ. Câu Lạc bộ Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh sẽ đồng hành hỗ trợ trong hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian sắp tới;
Theo Ông Nguyễn Hoàng Tự Do, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần đồng hành Tự Do - Founder BizM@p - Bản đồ kinh doanh; cho biết: thiết lập bản đồ kinh doanh sẽ giúp các bạn khởi nghiệp thấu hiểu thị trường giải quyết nổi đau thị trường, ứng dụng công nghệ để giải quyết vấn đề thị trường, giúp cho khách hàng giải quyết được vấn đề của họ.
Theo bà Huỳnh Minh Băng Nga - Ban chấp hành tổ chức phi lợi nhuận của Châu Âu EMCC (Europian Mentoring Coaching Council) hãy mạnh dạn khởi nghiệp và cần có đội ngũ hỗ trợ cho từng khâu như quản trị nhân sư, quản trị tài chính, quản trị rủi ro, marketing, truyền thông bán hàng … trong doanh nghiệp. Theo bà khởi nghiệp là khó khăn nhưng làm được chỉ cần có mentor định hướng và cần có đội nhóm thực hiện tận dụng thế mạnh của mỗi cá nhân để đảm bảo sự thành công chắc chắn.
Theo Luật sư Đào Tiến Phong Luật sư điều hành - Investpush Legal - chuyên gia Blockchain cho biết: Blockchain liên quan đến nhiều lĩnh vực từ giáo dục, y tế, tài chính … nó là công nghệ không mới nhưng nó lại là công nghệ nền tảng từ đó có thể tạo nên những công nghệ mới khác, kết hợp với AI trí tuệ nhân tạo, kết hợp với big data tạo ra nhiều thay đổi khác nhau và cũng là một nội dung cần được quan tâm trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phù hợp xu hướng công nghệ số.
Theo Ông Lương Ngọc Tuấn Công ty cổ phần Hệ Thống Việt - Viet Systems. Giải pháp: Các platforms để triển khai mô hình D2C - Direct to Customer cho biết: kinh nghiệm là cây gậy giúp chúng ta đi dễ dàng. Nói hay không bằng làm hay, để làm hay thì phải có hệ thống hay, phải có chiến lược hay, vậy cần có phương pháp và công cụ hay thì cứ thế mà làm. Nếu ta có công cụ chuyển quy trình trên giấy thành quy trình tự động, thì đã tạo nên giá trị khác biệt. Để làm được việc này thì chính người hiểu việc làm việc trực tiếp với quy trình đó thì mới có thể mô tả tường minh được quy trình làm sao để ai ai cũng có thể hiểu đúng một cách duy nhất không thể hiểu khác.
Theo Ông. Nguyễn Cửu Long CEO Founder Cty CP Bliss Education cho biết: các bạn học sinh sinh viên sẽ được trải nghiệm bộ công cụ để thay đổi tư duy, cách vận hành một doanh nghiệp giả định. Bác sỹ có bệnh viện thực tập, kỹ sư có nhà máy thực tập còn khởi nghiệp thì hầu như không có nơi nào. Đây là bộ công cụ giúp cho các bạn học sinh sinh viên có nơi thực tập về khởi nghiệp.
Theo Bà Ngô Kim Lan, Công ty cổ phần giáo dục Smart VieLinKit - Smart VieLinKit Education, cho biết chính người tạo ra giải pháp phải là người hiểu chính giải pháp của mình và cần thấu hiểu nổi đau thị trường để đưa ra giải pháp phù hợp.
Bà Phạm Hồng Hải Giám đốc sáng tạo Innovation & Impact Center cho biết Tư duy thiết kế là một cách tiếp cận hiện đại lấy con người làm trung tâm nhằm thúc đẩy sáng tạo con người, thấu hiểu thấu cảm con người bước đầu tiên trong tư duy thiết kế cần phải hiểu người dùng của chúng ta. Cần đổi mới tư duy bằng cách đưa chương trình đào tạo khởi nghiệp bắt buộc vào chương trình phổ thông. Đặc biệt đối với các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý và giáo viên phải là người hiểu về kinh doanh thì mới có thể thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại chính đơn vị trường của mình.
Bà Dưong Tường Nhi Trưởng làng Tư duy thiết kế cho biết: khởi nghiệp không chỉ bán hàng mà là tình yêu thương quê hương đất nước thể hiện lòng tự hào là công dân của một quốc gia và tình yêu vô bờ bến đối với giải pháp của mình. Khi có tình yêu thì mọi thứ trở nên dễ dàng hơn.
Ông Trần Giang Khuê Cục Sở hữu trí tuệ - Văn phòng 2, đại diện phía Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ. Chính sách của nhà nước còn bị ràng buộc nhiều về thủ tục hành chính nhưng đổi mới sáng tạo không thể chậm trễ vì thế có rất nhiều hoạt động trong công đồng để phục vụ hiệu quả ngoài nhà nước. Sự thấu hiểu thị trường thì phải biết tài sản của ta, trí tuệ của ta và đối với sở hữu trí tuệ thì tận dụng kho tàng patent để thấu hiểu thị trường để thâm nhập thị trường tạo ra giải pháp phù hợp đó là cách đứng trên vai người khổng lồ để tạo giải pháp khả thi tuy nhiên cần bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ để độc quyền - tạo lợi thế cạnh tranh bởi các công nghệ lõi.
Ông Huỳnh Tấn Phát, Công ty Cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thành Phát; chuyên gia sàn thương mại điện tử cho biết: doanh nghiệp ông là một doanh nghiệp chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống đến hiện đại tận dụng vào sự thay đổi môi trường thực tế để phù hợp thói quen mua sắm của người tiêu dùng sau đại dịch, để duy trì hoạt động kinh doanh bền vững, thì cần có một trái tim cháy bỏng, nhiệt huyết, quyết tâm, tin vào sản phẩm của chính mình, tạo sự uy tín chất lượng sản phẩm và đặt một tình yêu vô bờ bến vào trong mỗi hành động thì mới duy trì sự cạnh tranh trên thị trường khốc liệt này.
Ông Huỳnh Văn Mười, CEO công ty Nhơn Mỹ: chia sẻ về nền tảng kết nối ba nhà là nhà trường, nhà doanh nghiệp và sinh viên trong hoạt động thực tập sinh viên tại doanh nghiệp, giúp quản lý về thời gian, diễn tiến công việc, kiểm soát tiến độ bài tập thực hành...giúp cho hoạt động quản lý trở nên nhẹ nhàng và hiệu qủa.
Theo ông Chung Phó Giám đốc Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết: cần đổi mới tư duy và học hỏi kinh nghiệm từ Hàn Quốc. Theo ông lực lượng trí tuệ tại các cơ sở giáo dục là rất lớn nên tận dụng nó tạo nguồn lực hùng hậu để giá trị được nắm bắt một cách hiệu quả.
Ông Lê Nhật Quang - Giám đốc Trung tâm Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho biết Trung tâm có chức năng đào tạo khởi nghiệp và hỗ trợ hành trình doanh nhân, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho doanh nghiệp, tạo ra nhà quản lý để điều hành doanh nghiệp và sắp tới sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
Buổi toạ đàm đã kết nối được rất nhiều chuyên gia và các doanh nghiệp quan tâm hứa hẹn một hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo, đầy tình yêu đất nước với nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp giáo dục vì thế hệ tương lai tươi đẹp hơn.
Mitam
20 năm qua, doanh nhân Kỳ Anh đã không ngừng nỗ lực, sáng tạo, góp phần đưa kinh tế địa phương phát triển vượt bậc. Buổi lễ kỷ niệm đã trở thành một dấu mốc quan trọng, đánh dấu những thành tựu đáng tự hào.