Tăng trưởng 30%, doanh thu TMĐT Việt Nam năm 2018 vào top 6 toàn cầu

  • Thứ bảy, 10:56 Ngày 26/01/2019
  • Sự tăng trưởng vượt bậc của thương mại điện tử Việt Nam đưa thị trường này trở thành miếng bánh ngon, tập trung sự đầu tư của nhiều “ông lớn” trong ngành.

    Việc đầu tư vào kỹ thuật công nghệ là chìa khóa thông minh để các trang thương mại điện tử duy trì và phát huy thế mạnh sẵn có của mình trong cuộc đua quyết liệt này.

    Những con số tăng trưởng ấn tượng

    Năm 2018 chứng kiến sự bùng nổ trong thương mại điện tử Việt Nam với những con số ấn tượng. Theo Statista, tổng doanh thu của các công ty thương mại điện tử tại Việt Nam đạt 2,26 tỷ USD, tăng gần 30% so với năm 2017. Với kết quả đó, Việt Nam vươn lên top 6 trong 10 thị trường thương mại điện tử lớn nhất thế giới. Trên thị trường này, Việt Nam chỉ xếp sau những “ông lớn” như Trung Quốc, Mỹ, Anh, Nhật Bản và Đức.

    Tổng lượng người mua hàng trên các sàn thương mại điện tử trong năm 2018 đạt 49,8 triệu người. Dự kiến, con số này tăng lên 51,1 triệu người vào năm 2019, theo Statista. Trong đó, xu hướng mua sắm trên di động ngày càng tăng, chiếm đến 72% số đơn hàng.

    Thị trường Việt Nam có đến gần 50 triệu thuê bao sử dụng smartphone và có tỷ lệ người trong độ tuổi vàng thích hợp mua sắm online. Đây là sức bật tốt cho thị trường thương mại điện tử trong nước. Đồng thời, cuộc đua của các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ ngày càng khốc liệt để giành lấy thị phần, lòng tin của khách hàng trong nước.

    Tang truong 30%, doanh thu TMDT Viet Nam nam 2018 vao top 6 toan cau hinh anh 1
    Sự tăng trưởng chóng mặt của ngành thương mại điện tử của Việt Nam năm 2018.

    Cuộc đua khuyến mãi khủng cũng giúp của các trang thương mại điện tử trong nước liên tục phá kỷ lục về doanh số. Đây là năm đầu tiên Chính phủ cho phép doanh nghiệp được khuyến mại, giảm giá 100% áp dụng trên toàn thị trường. Do đó, doanh nghiệp thương mại điện tử đẩy mạnh chính sách khuyến mại, chiết khấu trong các chương trình mừng sinh nhật, deal chớp nhoáng, hay ưu đãi dành cho khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc ví điện tử.

    Ông Simon Baptist, chuyên gia kinh tế, Giám đốc Điều hành khu vực châu Á Economist Intelligence Unit nhận định: “Trong cuộc cạnh tranh thương mại điện tử tại Việt Nam, tôi thấy quan trọng nhất vẫn là yếu tố giá cả. Nếu so với các nước khác trong khu vực như Indonesia, Malaysia, Singapore… các bà nội trợ tại Việt Nam có thu nhập thấp hơn. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng là quốc gia có nhiều doanh nghiệp sản xuất tốt, sẽ có sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấpDo vậy, sẽ có sự cạnh tranh nhiều về mức giá trên các trang thương mại điện tử”.

    Chìa khóa thành công của thương mại điện tử tại Việt Nam

    Vừa qua, tại hội thảo “Giải pháp thương mại điện tử - Để doanh nghiệp thành công hơn” do Cục Xúc tiến thương mại của Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, các diễn giả đã đưa ra số liệu cho thấy Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng thương mại điện tử nhanh nhất thế giới, với tốc độ 35% mỗi năm (cao gấp 2,5 lần so với Nhật Bản). Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), nếu chi hơn 30% ngân sách cho công nghệ, các doanh nghiệp nhỏ và vừa có khả năng doanh thu sẽ tăng gấp 9 lần so với doanh nghiệp chi dưới 10%.

    Đón đầu thị trường, Lazada đầu tư chiến lược vào Việt Nam khi phát triển mạnh ở cả hai mô hình kinh doanh B2B (doanh nghiệp tới doanh nghiệp) và B2C (doanh nghiệp tới khách hàng). Cụ thể, Lazada đã xây dựng hệ thống kho hàng trải dài từ Bắc tới Nam và áp dụng chính sách giao hàng miễn phí cho 10 tỉnh thành trên toàn quốc; tập trung phát triển các hình thức giao hàng mới như giao hàng bằng xe đạp điện với thùng hàng lớn, giúp giảm chi phí và thời gian vận chuyển, đồng thời phù hợp với đặc thù giao thông tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Bên cạnh đó, Lazada còn tập trung vào nền tảng kỹ thuật công nghệ để tăng lưu lượng truy cập hơn là các chương trình khuyến mại và trợ giá.

    Ông Zhang Yi Xing, Tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho biết các chương trình khuyến mại, giảm giá lớn để lôi kéo khách hàng hay các chương trình trợ giá cho nhà bán hàng không bao giờ là chiến lược bền vững để phát triển đối với sàn thương mại điện tử. Thay vào đó, lượt truy cập có thể biến thành doanh thu. Đó cũng là triết lý và công nghệ mà Alibaba hướng tới. Việc ứng dụng các thuật toán AI cũng giúp xác định chính xác và kết nối các nhóm đối tượng người tiêu dùng cho từng ngành hàng và gian hàng.

    Tang truong 30%, doanh thu TMDT Viet Nam nam 2018 vao top 6 toan cau hinh anh 2
    Tổng giám đốc Lazada Việt Nam cho rằng lượt truy cập có thể biến thành doanh thu.

    Nhờ ứng dụng công nghệ, nắm bắt được thói quen, nhu cầu của khách hàng, sàn thương mại điện tử có thể chiếm lấy tâm trí khách hàng, giành được lơi thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt. Theo khảo sát của công ty nghiên cứu thị trường Kantar Millward Brown, Lazada là nền tảng đứng đầu bảng xếp hạng những trang thương mại điện tử được người tiêu dùng nghĩ đến đầu tiên tại Việt Nam trong cuối quý IV năm 2018.

    “Tôi tin Lazada sở hữu một trong những công nghệ tốt nhất thế giới. Đó là khoản đầu tư lớn nhất suốt 19 năm qua của Alibaba. Chúng tôi áp dụng nó hoàn toàn cho Việt Nam và toàn bộ khu vực Đông Nam Á. Chúng tôi không ‘đốt tiền’, chúng tôi đang đầu tư. Chúng tôi đầu tư vào các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở đây”, ông Zhang Yi Xing cho biết thêm.

    Đặc biệt, để tri ân cho các khách hàng trong dịp Tết Nguyên đán tới đây, Lazada lần đầu tiên triển khai chương trình “Lắc triệu lì xì” diễn ra từ 17h ngày 4/2 đến 17h ngày 5/2 với hàng triệu lì xì có giá trị lên đến 17 triệu đồng. Chỉ cần tải ứng dụng Lazada, “lắc” nhẹ điện thoại là bạn có thể mang may mắn về nhà trong những thời khắc đầu tiên của năm mới.

    TOP