Hỗ trợ lĩnh vực dệt may-da giày trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước

  • Chủ nhật, 19:45 Ngày 14/11/2021
  • Ngày 14/11/2021, "Chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực Dệt May và Da Giày trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước" là dự án tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ kết nối do Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS) tài trợ và tổ chức thực hiện trong vòng 5 năm liên tục (2021 - 2025).

    Thực hiện Quyết định 68/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025, Trung tâm Kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp khu vực phía Nam (IDCS).


    "Chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực Dệt May và Da Giày trở thành nhà cung ứng sản phẩm cho khách hàng trong và ngoài nước"

    Theo Tiến sĩ Phạm Thị Hồng Phượng cho biết: “Mục đích chương trình là kết nối tạo sự lan tỏa giữa ngành dệt may, da giày; bên cung và bên cầu và sự cần thiết của ngành này không chỉ hôm nay mà cả tương lai. Đồng thời, với tinh thần là cầu nối giữa các thế hệ cha ông của ngành truyền thống cho tới thế hệ trẻ để lý giải về ngành dệt may, da giày có truyền thống rất là lâu rồi. Đồng thời, làm cách nào để có thể duy trì, phát triển hơn nữa với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Nghiệp, Bộ Công Thương và hiện là trung tâm (IDCS)… Với bản thân tôi là chuyên gia cải tiến và đào tạo sẽ cùng đội ngũ chuyên gia trong ngành cố gắng đẩy mạnh và phát triển, lan tỏa nhiều hơn nữa…”


    TS. Phạm Thị Hồng Phượng, chuyên gia Công nghệ hóa học và vật liệu.

    Theo số liệu từ Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), tổng kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu dệt may 9 tháng đầu năm đạt 18,05 tỷ USD, trong đó nhập khẩu vải 10,51 tỷ USD; bông 2,42 tỷ USD; xơ sợi các loại 1,95 tỷ USD... Vì vậy, Đề Án Chương trình tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực Dệt May và Da Giày nhằm hỗ trợ, tư vấn kỹ thuật cho doanh nghiệp góp phần nâng cao năng lực về sản xuất nguyên phụ liệu, hoàn tất sản phẩm ngành dệt May, da giày tiếp cận cấp độ thích hợp trong chuỗi cung ứng; Thúc đẩy Mối quan hệ giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) thuộc công nghiệp hỗ trợ lĩnh vực dệt May, da giày với các doanh nghiệp đầu chuỗi cung ứng. Từ đó, tăng cường khả năng liên kết giữa các doanh nghiệp dưới hình thức tổ chức các sự kiện, hội thảo, quảng bá sản phẩm, kết nối B2B. Đồng thời,  kết nối hiệu quả với các nhà cung ứng Việt Nam đạt chuẩn; Được hỗ trợ tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam; Giảm chi phí và thời gian tìm kiếm các nhà cung ứng tiềm năng.

    ​​​​Trong đó, Ông Phạm Xuân Trình – Giám đốc Điều hành Tập Đoàn Dệt May Việt Nam chia sẻ: Với sự hỗ trợ của Chính phủ, các doanh nghiêp dệt may, da giày đã có những thành tựu đáng kể trong kim ngạch xuất khẩu. Việt Nam đã gia nhập FTA của ASEAN, đây được xem là cơ hội để cho các doanh nghiệp có thể xuất khẩu, phát triển và hòa nhập với chuỗi cung ứng toàn cầu.

    Ông Phạm Xuân Trình – Giám đốc Điều hành Tập Đoàn Dệt May Việt Nam.

    Dự án tập trung vào các hoạt động sau: Khảo sát nhu cầu cung ứng của doanh nghiệp đầu chuỗi và xác định năng lực cạnh tranh của DNVVN lĩnh vực dệt may, da giày; Nâng cao năng lực các DNVVN giúp tiếp cận chuỗi cung ứng các doanh nghiệp đầu chuỗi trong lĩnh vực dệt may, da giày; Tăng cường tương tác giữa Chính phủ và doanh nghiệp, tạo tiền đề và thúc đẩy sự tham gia của các DNVVN cũng như kết nối hiệu quả các chuỗi cung ứng đang tìm kiếm nguồn cung tại Việt Nam. Đồng thời, được nâng cao năng lực thúc đẩy kết nối kinh doanh giữa các DNVVN dệt may, da giày và các doanh nghiệp đầu chuỗi mong muốn tìm kiếm nguồn cung ứng tại Việt Nam; Kết nối với các doanh nghiệp đầu chuỗi đang tìm nguồn cung ứng tại Việt Nam; Được tham gia các hoạt động kết nối cung - cầu để tìm kiếm cơ hội trở thành nhà cung ứng cho các doanh nghiệp đầu chuỗi.


    Bài phát biểu của Ông Nguyễn Thanh Bình – Phó Ban Chính Sách Hiệp Hội Dệt May Việt Nam

    Ông Nguyễn Trường Sơn – Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Tổng Công ty 28, qua trực tuyến đã trình bày về vấn đề nhân sự chủ chốt và việc đào tạo kỹ sư chuyên ngành cho ngành dệt may, da giày cũng là yếu tố then chốt, góp phần vào vấn để phát triển chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.

    theo PV Hoàng Gia – Mây Tím. 

     

    TOP