Bạn thân mến! Tết là dịp nghỉ ngơi, sum họp, đoàn viên sau một năm làm việc vất vả. Thế nhưng với nhiều người, Tết lại là gánh nặng khi đủ thứ phải sắm sửa mà lương thưởng vẫn chưa thấy đâu. Những chiếc phong bao lì xì đỏ thắm, những món quà Tết và thậm chỉ cả cái Tết cũng dần mất đi ý nghĩa của nó. Mỗi dịp Tết đến xuân về, nét lo âu lại hiện lên trên khuôn mặt của các chị, các mẹ. Vậy thì, tại sao chúng ta lại phải gồng mình đón Tết? Mời bạn đến với bài viết:
Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết (Lê Quý Hoàng)
Lại một cái Tết đang đến gần, mọi người ai cũng vất vả, lo lắng. Rồi đâu đó, chúng ta bắt gặp và nghe những tiếng thở dài chất chứa bao nỗi lo, thậm chí sợ Tết. Tết đâu có lỗi, Tết rất đẹp, rất đáng trân quý. Tết rất thiêng liêng. Bởi Tết là dịp để đoàn viên, sum vầy và chia sẻ yêu thương. Thế thì, hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết.
Tết đơn sơ hay đủ đầy là do suy nghĩ của mỗi người, thực ra Tết đơn giản lắm, mộc mạc và bình dị lắm. Đôi lúc chỉ cần vài lạng hạt dưa, dăm lát mứt gừng, một cặp bánh chưng, một nhành hoa vạn thọ để dâng lên bàn thờ ông bà, đó đã là một cái Tết đủ đầy và giúp mọi thành viên trong gia đình gắn kết nhau hơn. Nhưng có khi mâm cao cỗ đầy lại khiến mỗi người trong gia đình thêm bực dọc, uể oải, xa cách.
Vì thế, mỗi chúng ta cần thay đổi cách nghĩ về Tết, hãy đơn giản hóa mọi lễ nghi cúng bái nặng nề, đừng gồng mình làm những mâm cao cổ đầy mà trong lòng cảm thấy không vui, rồi lại than ngắn, thở dài, so bì công việc của nhau. Cả năm ai cũng làm lụng mệt nhọc, vất vả với bao lo toan từ sức ép sức khỏe, đời sống và gắng mình hòa nhập với bao mưu sự ở đời, nay lại phải gồng mình đón Tết, thế thì thử hỏi có ai mà không sợ Tết. Tết, chỉ cần một bữa tiệc đơn giản, gọn nhẹ vui vẻ, sum vầy, đầm ấm là đủ.
Hà cớ gì chúng ta phải gồng mình đón Tết?
Đối với các mẹ, các chị đừng gồng mình lo toan chuyện ăn uống ngày Tết như thế nào, mà hãy dành thời gian nghỉ ngơi và xúng xính quần áo du xuân. Đối với các chú, các anh đừng gồng mình thể hiện việc chén chú chén anh, so bì hơn thua độ cồn nạp vào người nhiều hay ít, mà hãy dành thời gian cho những người thân yêu trong gia đình, con cái.
Tất ϲả ϲhúոg ta, hãƴ mạոh ᵭạn thaγ đổi ոhữոg địոh kiến, trói ϲhặt mìոh troոg ոhữոg khuôn phép gượոg ép về ʟễ ոghi ոgàγ Tết, hãƴ ʟàm ոhữոg gì mà bản thân ϲảm thấγ thoải mái ոhất, tất ϲả mọi ոgười troոg gia đìոh vui vẻ ոhất.
Ảոh miոh họa – Nguồn internet
Đừոg ոgại áոh mắt haγ ʟời ոói ϲủa ոgười khác ϲảm ոhận về mìոh đón Tết ոhư thế ոào, bởi mỗi gia đình, mỗi ոgười sẽ ϲó ϲảm ոhận và đón tết theo ϲách ϲủa ɾiêոg mình. Cho ᵭù Tết ϲó đơn sơ haγ Tết đủ đầy, thì điều moոg ước ϲủa mỗi ոgười ϲũոg ϲhỉ gói gọn troոg ϲác ϲhữ bìոh an, hạոh phúc mà thôi.
Tết của những người trưởng thành (được gửi đến từ Nguyễn Hà Trang)
“Ngày xưa, tôi luôn chờ đợi Tết, vì nó rất đáng chờ đợi.
Bây giờ thì tôi cũng vẫn còn chờ Tết, không phải vì áo mới, vì dưa hấu, mà muốn kết lại một chặng đời, để sau Tết mình sẽ sống những ngày mới. Để thấy những lỗi lầm, những dại dột đã thuộc về quá khứ, không thể chỉnh sửa.” - Nguyễn Ngọc Tư.
Tôi vẫn còn nhớ như in cái cảm giác được đón gió xuân dưới cảm nhận của một đứa trẻ ngây thơ. Chiều 29, 30 Tết, bố mẹ chuẩn bị mua sắm bao nhiêu là thứ: mứt tết, bánh kẹo, hoa quả, cành đào, cành mai, câu đối đỏ, đèn nháy,... và đặc biệt là lá rong, đỗ xanh, thịt lợn,... để gói bánh chưng. Không khí Tết tràn qua hiên nhà nhiều đến nỗi khiến những đứa trẻ như tôi và mấy đứa hàng xóm quên đi cơn buồn ngủ vào đêm Giao thừa mà chạy ra trước cửa nghe những tiếng pháo giấy nổ giòn giã.
Cho đến tận bây giờ, dù đã cố gắng như thế nào, tôi vẫn không sao có lại được những niềm vui dù nhỏ xiu xíu nhưng lại đầy ắp những ấm áp hân hoan như ngày xưa nữa. Cứ gần đến 26, 27 là lại nghe thấy những tiếng than ngắn thở dài của đồng nghiệp, bạn bè: “Giời ơi lại Tết à?”, “Tao còn tiền chưa trả, Tết đến thì biết đào đâu ra tiền để chạy nợ đây?”. Tôi dần hiểu ra, đối với người lớn, Tết là lúc đong đếm những đồng tiền họ đã làm ra và những khoản nợ trong năm họ đã vay mà chưa thể trả.
Gia đình tôi làm ăn buôn bán, nên lúc còn nhỏ, mẹ tôi hay dẫn tôi đi đến nhà khách hàng để đòi nốt những khoản nợ. Lúc ấy tôi cũng chẳng hiểu sao mẹ lại mất công đem tôi đi theo chỉ để đòi vài đồng bạc lẻ mà lúc ấy tôi nghĩ chẳng đáng là bao. Cho đến tận sau này, tôi mới hiểu ra, mẹ làm thế là để cho tôi thấy sự vất vả để kiếm ra từng đồng tiền, nhà người ta cũng khó khăn lắm mới chắt bóp được vài đồng để trả cho hết nợ mỗi khi Tết đến.
Một lần đi cùng mẹ, đến nhà của một cụ bà cũng đã cao tuổi. Trong ngôi nhà chỉ rộng khoảng 10m2, hai bà cháu đang ngồi ăn bữa cơm đạm bạc trong khi đã giáp Tết, bà tâm sự: “Mẹ đứa cháu của bà bỏ đi rồi, bố nó thì đi làm ăn xa cả năm giời, đến giờ vẫn chưa về, chỉ có hai bà cháu nuôi nhau thế này thôi”. Nghĩ nhiều lại thấy buồn.
Cạnh nhà trọ của tôi ở trên thành phố cũng có một chị đi làm ăn xa trên này, bảo tôi Tết nhất khổ lắm, cả năm chạy vạy đi đây đi đó tích góp được vài đồng, giờ phải tranh nhau mua vé tàu xe để về quê chuẩn bị Tết. “Mà có rẻ rúng gì đâu”, chị bảo, “còn phải mua sắm bao nhiêu là thứ, con gà, đĩa giò còn thắp hương, trả nốt mấy món nợ lặt vặt, rồi lại rau cỏ thịt cá cho qua 3 ngày Tết, chỉ mong sao dư lại ít tiền để mua cho bọn trẻ vài món đồ chơi, quần áo, cho chúng nó đỡ tủi thân.” Rồi chị lại nói: “Nhưng Tết vẫn có cái vui của nó, cả năm đi biền biệt, giờ được mấy ngày về nhà, quây quần bên chồng và mấy đứa trẻ, chị cũng thấy dù có vất vả đến đâu thì cũng đáng lắm em ạ.”
Tôi nghĩ ngợi về lời của chị, rồi nhận ra, tôi cũng muốn được về nhà biết bao. Về nhà gói bánh chưng với bố mẹ, cùng nhau chờ đợi khoảnh khắc Giao thừa, vật vã với đống bát đũa của những mâm cỗ linh đình, rồi có thể lì xì cho ông bà, bố mẹ bằng những đồng tiền đầu tiên mình tự kiếm ra được, tuy không nhiều nhưng cũng là mồ hôi nước mắt của bản thân suốt một năm phấn đấu.
Dẫu cho Tết của người lớn không còn mang màu sắc rực rỡ như khi chúng ta còn là những đứa trẻ nữa, và Tết đã khiến chúng ta thấy rõ những áp lực khi trở thành người lớn, nhưng dù sao đó cũng là cách khiến chúng ta thêm trưởng thành, và cũng là khoảnh khắc chúng ta dừng lại đúc kết những kinh nghiệm đã thu thập được qua một năm, tận hưởng niềm hạnh phúc khi được trở lại bên gia đình thân yêu.
Tác giả: Lê Quý Hoàng, Nguyễn Hà Trang.
Chánh niệm là một tập hợp các kỹ thuật rèn luyện tâm trí mang đến nhiều lợi ích cho doanh nhân. 5 phẩm chất cốt lõi của chánh niệm: chú tâm không sao lãng, tưởng nhớ tốt lành chối bỏ xấu xa, không ngoản