Bộ Công Thương: Tổng kết đề án hỗ trợ doanh nghiệp ngành dệt may

  • Thứ năm, 21:00 Ngày 31/12/2020
  • Vừa qua, Trường Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Công nghiệp – Bộ Công Thương trong khuôn khổ chương trình Phát triển Công nghiệp hỗ trợ từ 2016 – 2025. Với mục tiêu cải thiện, phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ theo định hướng của chính phủ.

    Buổi lễ tổng kết chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của các đại biểu như: Bà Nguyễn Thị Thanh Mai, Phó Chánh Văn phòng Công đoàn Công Thương Việt Nam, Phụ trách Văn phòng Phía nam; Ông Phạm Tuấn Anh_ Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương, Ông Lê Văn Khôi, Đại diện văn phòng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương; về phía Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, đại diện: Bà Đàm Sao Mai – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM, TS. Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học -Vật liệu…

    Lễ tổng kết chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ với sự tham gia của Lãnh đạo, đại diện của Bộ Công Thương, cục Công Nghiệp và nhà khoa học trong ngành dệt may

     Trong đó, cách thức cải tiến của đề án cần phát triển doanh nghiệp ở 2 khía cạnh: Thứ nhất, đào tạo và tư vấn cải tiến hiện trường sản xuất. Thứ hai, quản lý chất lượng. Đồng thời, cần phải vận dụng được các phương pháp JIT , Kaizen  và đặc biệt công cụ 5S3D được áp dụng, quản lý trong ngành dệt-nhuộm – may.  Với mong muốn xây dựng được bộ tài liệu tiêu chuẩn dành cho doanh nghiệp, nhằm mục tiêu: tăng 10% năng suất các hoạt động sản xuất, giảm tỉ lệ sự cố lỗi sản phẩm 20%; Tăng 30% hiệu quả hoạt động của tài sản, thiết bị, nhà xưởng; Giảm 10% chi phí vận hành doanh nghiệp; Tăng 10 % doanh số và lợi nhuận.

    TS. Phạm Thị Hồng Phượng, Trưởng Bộ môn Công nghệ Hóa học -Vật liệu, Chủ nhiệm đề án cho biết: “Thiết nghĩ nếu việc thu hút đầu tư có chọn lọc này được kết hợp với việc hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước  để chuyển giao công nghệ sản xuất thân thiện với môi trường. Đặc biệt, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đạt các chứng chỉ cải tiến, nâng cao chất lượng, kỹ năng quản lý… thì khả năng cạnh tranh, hội nhập và nâng tầm của doanh nghiệp Việt sẽ ngày càng khởi sắc...

     Đề án đã xây dựng được mạng lưới doanh nghiệp quan tâm và tham gia như: Tổng công ty may Việt Tiến, Tổng công ty may Thành Công, Tập đoàn Viking… Các doanh nghiệp tham gia đã thấy được tầm quan trọng của hoạt động cải tiến sản xuất và có nguyện vọng cũng như mong muốn được trở thành một trong những doanh nghiệp được lựa chọn để tiến hành cải tiến cho những năm tiếp theo 2021-2022.

    Bằng mục tiêu lan tỏa, xây dựng được mạng lưới kết nối các chuyên gia cũng như các doanh nghiệp cần tư vấn  thuộc ngành dệt-nhuộm-in hoa-may mặc. Việc hỗ trợ các doanh nghiệp duy trì, cải tiến liên tục  không ngừng thúc đẩy hiệu quả, nâng cao sự thỏa mãn khách hàng. Trong đó tạo điều kiện tìm kiếm các nhà sản xuất quốc tế và nội địa có giá trị cao, tạo ra các chiến lược để phát triển doanh nghiệp dệt may một cách bền vững.

     

    Ông Lê Văn Khôi, Đại diện văn phòng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương tặng hoa cho Bà Đàm Sao Mai – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM


    Bà Đàm Sao Mai – Phó hiệu trưởng trường Đại học Công Nghiệp TP.HCM

    Mặt khác, một vấn đề mà trong quá trình thực hiện và hoàn thành cũng không ngừng trăn trở chính là vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài và đảm bảo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nội địa. Hiện tại việc thu hút đầu tư đã có chọn lọc đã được các cơ quan ban ngành quan tâm cẩn trọng để đảm bảo các tiêu chí về bảo vệ môi trường.

     

    Hoàng Gia

     

    TOP